TOP 4 XU HƯỚNG SEO NĂM 2022 HÀNG ĐẦU: CÁCH DOANH NGHIỆP TĂNG THỨ HẠNG TÌM KIẾM TRÊN GOOGLE
2021 là một năm đầy “biến động” với của ngành Digital Marketing khi Google liên tiếp tung ra hai bản cập nhật thuật toán khổng lồ (Google Core Update June/July 2021 và Google November 2021 Core Update). Hành vi của người dùng luôn không ngừng phát triển, kéo theo các “update” thường xuyên của các Search Engine, tiêu biểu như Google. Vậy xu hướng SEO năm 2022 sẽ như thế nào?
1. TOP 4 xu hướng SEO hàng đầu năm 2022
1.1 Page Experience – Trải nghiệm trên trang
Trước đó, trong năm 2021, chúng ta đã được chứng kiến Google bắt đầu triển khai thuật toán Page Experience (trải nghiệm trang). Bản cập nhật này bao gồm một số tín hiệu trải nghiệm người dùng, trong đó đáng chú nhất chính là Core Web Vitals.
Core Web Vitals là tập hợp những chỉ số được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá trải nghiệm tổng thể của người dùng trên Website.
Theo các chuyên gia, Page Experience sẽ là yếu tố chủ chốt để tăng thứ hạng Website trên cả Mobile và Desktop.
Không chỉ thân thiện và đáp ứng các thiết bị di động, thuật toán trải nghiệm trang còn đánh giá Website dựa trên các yếu tố như:
- Loading: Tốc độ tải trang
- Interactivity: Thời gian tương tác
- Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị
- HTTPS security: Bảo mật HTTPS
Tối ưu Page Experience doanh nghiệp cần làm gì?
- Cải thiện lại hiệu suất trang Web bằng cách kiểm tra trên Google Search Console, PageSpeed Insights và Chrome User Experience Report (báo cáo trải nghiệm người dùng Chrome).
- Tập trung vào tính khả dụng và UX nếu doanh nghiệp tái thiết kế Website.
- Đảm bảo trang Web của doanh nghiệp được bảo mật HTTPS.
1.2 Mobile User Experience – Trải nghiệm người dùng di động
Sau sự chờ đợi của các SEOer, cuối cùng, Google đã chính thức kết thúc việc triển khai Mobile-first indexing (MFI) vào tháng 3/2021.
Mobile-first indexing là cách thức mà Google ưu tiên sử dụng phiên bản nội dung trên các thiết bị di động để lập chỉ mục và xếp hạng (Theo Google Developers).
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các trang Web đã chuyển sang chế độ MFI. Có thể thấy rằng các trang Web không Responsive với thiết bị di động hoặc mang lại trải nghiệm người dùng kém sẽ ảnh hưởng mạnh đến thứ hạng tìm kiếm từ khóa trong năm 2022.
Tối ưu Mobile User Experience doanh nghiệp cần làm gì?
- Triển khai thiết kế Website đáp ứng (Responsive web design – RWD).
- Cải thiện tốc độ tải trang bằng cách tối ưu hình ảnh và video, tối thiểu hóa chuyển hướng và cho phép bộ nhớ đệm, cookies trình duyệt.
1.3 Featured Snippet – Đoạn trích nổi bật
Bên cạnh những bản cập nhật lớn, Google cũng triển khai thêm một số chỉnh sửa nhỏ như Google Passage Ranking (xếp hạng đoạn văn). Bản cập nhật này gắn chặt với Google BERT.
BERT là thuật toán chuyên sâu, mô hình ngôn ngữ AI giúp Google hiểu rõ hơn ngữ cảnh xung quanh truy vấn tìm kiếm của người dùng. BERT sử dụng AI dưới dạng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing – NLP), hiểu ngôn ngữ tự nhiên (Natural language understanding – NLU) và phân tích cảm xúc để xử lý tốt hơn mối liên quan giữa một từ trong truy vấn tìm kiếm với ngữ cảnh của các từ khác. Thay vì trước đây Google chỉ xử lý từng từ theo thứ tự.
Với việc triển khai Google Passage Ranking, không chỉ toàn bộ văn bản, Google còn có thể lập chỉ mục các đoạn văn riêng lẻ trên một trang cụ thể hay chính là đoạn trích nổi bật – Featured Snippet.
Xu hướng SEO năm 2022 này hữu ích với các truy vấn tìm kiểm cụ thể và tìm kiếm bằng giọng nói – Voice Search. Nó giúp người dùng dễ dàng tìm thấy câu trả lời chính xác mà họ cần tìm kiếm.
Với việc người dùng có chủ đích và cụ thể hơn trong việc sắp xếp cụm từ trong truy vấn tìm kiếm của mình, Featured Snippet sẽ đóng vai trò chính trong chiến lược SEO của doanh nghiệp trong tương lai.
Tối ưu Featured Snippet doanh nghiệp cần làm gì?
- Nhắm mục tiêu vào các từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) trong nội dung.
- Nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu để xác định được nội dung phù hợp nhất cũng như cách họ sắp xếp các cụm từ trong truy vấn tìm kiếm của mình.
- Tập trung vào các nội dung chất lượng. Hãy ghi nhớ đối tượng mà bạn cần tiếp cận nội dung là khách hàng chứ không phải bot của công cụ tìm kiếm.
1.4 Multitask Unified Model – MUM – Mô hình hợp nhất đa nhiệm
Vào tháng 5/2021, Google đã phát hình bản cập nhật Mô hình hợp nhất đa nhiệm (Multitask Unified Model – MUM). MUM là mô hình ngôn ngữ tự nhiên tương tự nhưng mạnh mẽ hơn BERT gấp 1000 lần.
MUM giúp Google sử dụng thông tin theo ngữ cảnh để đưa ra câu trả lời toàn diện cho các truy vấn tìm kiếm phức tạp của người dùng. Khác với Google Passage Ranking, MUM là thuật toán đa phương thức, có thể hiểu đồng thời thông tin từ các nguồn khác nhau (văn bản đa ngôn ngữ, hình ảnh, video, âm thanh) và trả về những kết quả tìm kiếm phù hợp. MUM vượt qua những “rào cản” về ngôn ngữ và định dạng để mang lại kết quả chính xác nhất.
Tối ưu MUM doanh nghiệp cần làm gì?
- Sản xuất ra những nội dung chất lượng cao, có giá trị, hình ảnh và video cũng được tối ưu hóa.
- Thêm Structured Data (Dữ liệu cấu trúc) để công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét